Chào mừng đến với website Trung tâm Huấn luyện Thuyền Viên

Thông báo tuyển sinh học các lớp bồi dưỡng tại Trung tâm Huấn luyện thuyền viên Đại học Hàng hải Việt Nam (cập nhật ngày 23/01/2017)

Đăng lúc 11:05 AM ngày 23.01.2017 14414

   
   
   

Các bạn học viên thân mến!

Để thuận tiện cho các bạn học viên theo dõi, đăng ký và tham dự các Khóa học cập nhật bồi dưỡng theo qui định của IMO, Trung tâm Huấn luyện thuyền viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trân trọng thông báo thông tin tất cả các khóa học cập nhật bồi dưỡng được mở liên tục tại Trung tâm.

I.CẬP NHẬT CÁC KHÓA HỌC THEO STCW 78 SỬA ĐỔI 2010

1.1.Các khóa học Tiếng Anh Hàng hải (trình độ 1,2 và 3)

1.Khóa học Tiếng Anh hàng hải trình độ 1(TAHH 1):

  • Thời gian học của khóa học TAHH 1 của ngành Boong là: 231 giờ;
  • Thời gian học của khóa học TAHH 1 của  ngành Máy là: 235 giờ;
  • Đối tượng tuyển sinh của khoá học TAHH 1 là các Học viên bắt đầu làm quen với TAHH để làm việc trên tàu với các chức danh Thủy thủ, Thợ máy, Thợ kỹ thuật điện.

2.Khóa học Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 (TAHH 2):

  • Thời gian học của khóa học TAHH  2 của Ngành Boong là: 317 giờ;
  • Thời gian học của khóa học TAHH 2 của  Ngành Máy, Ngành Điện là: 315 giờ;
  • Đối tượng tuyển sinh của khoá học TAHH 2 là các học viên làm việc với chức danh Sĩ quan vận hành Boong, Sĩ quan vận hành Máy và Sĩ quan Kỹ thuật điện trên tàu. Điều kiện tham dự khóa học là những học viên đã có Chứng chỉ TAHH 1, hoặc phải qua kiểm tra đầu vào đạt trình độ 1.

3.Khóa học Tiếng Anh hàng hải trình độ 3 (TAHH 3):

  • Thời gian học của khóa học TAHH  3 của ngành Boong là: 385 giờ;
  • Thời gian học của khóa học TAHH 3 của  ngành Máy là: 373 giờ;
  • Đối tượng tuyển sinh của khoá học TAHH 3 là các học viên làm việc với chức danh Sĩ quan quản lý Boong, Sĩ quan quản lý Máy trên tàu và các Thuyền trưởng, Máy trưởng. Điều kiện tham dự khóa học là những học viên đã có Chứng chỉ TAHH 2, hoặc phải qua kiểm tra đầu  vào đạt trình độ 2.

1.2.Cập nhật các Chứng chỉ Chuyên môn theo STCW 78 sửa đổi 2010

1.Khóa học Cập nhật STCW78 sửa đổi 2010 (Thủy thủ, Thợ máy và Thợ điện):

  • Thời gian học của khóa học là 20 tiết cho các ngành Boong, Máy và Điện;
  • Đối tượng tuyển sinh là các học viên làm việc với chức danh Thủy thủ , Thợ máy và Thợ kỹ thuật điện trên tàu.

2.Khóa học Cập nhật STCW78 sửa đổi 2010 (Sĩ quan vận hành Boong, Máy và Sĩ quan kỹ thuật điện):

  • Thời gian học của khóa học là 30 tiết cho cả ngành Boong, Máy và Điện;
  • Đối tượng tuyển sinh là các học viên làm việc với chức danh Sĩ quan vận hành Boong, Máy và Sỹ quan kỹ thuật điện trên tàu.

3.Khóa học Cập nhật STCW78 sửa đổi 2010 (Sĩ quan quản lý và các Thuyền trưởng, Máy trưởng):

  • Thời gian học của khóa học là 30 tiết cho cả ngành Boong và Máy;
  • Đối tượng tuyển sinh là các học viên làm việc với chức danh Sĩ quan quản lý trên tàu và các học viên chuẩn bị thi Thuyền, Máy trưởng.

 

II.TUYỂN SINH CÁC LỚP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐỂ THI LẤY GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

1.Các khóa Sĩ quan Quản lý Boong, Máy:

  • Thời gian học của khóa học là 350 tiết (12 tuần học) cho cả ngành Boong và Máy;
  • Đối tượng tuyển sinh là các học viên đã Tốt nghiệp chuyên ngành Điều khiển tàu, Máy tàu biển trình độ Đại học. Trường hợp tốt nghiệp Cao đẳng  phải hoàn thành khóa đào tạo Nâng cao.
  • Đã đảm nhiệm chức danh Sỹ quan vận hành ít nhất 24 tháng và có chứng chỉ Anh văn C (hoặc TAHH trình độ 3) trở lên.

2.Các lớp Thuyền trưởng, Máy trưởng:

  • Đối tượng tuyển sinh là những thuyền viên đã đảm nhiệm chức danh Đại phó, Máy hai ít nhất 24 tháng trên tàu hạng tương ứng;
  • Có chứng chỉ Anh văn C (hoặc TAHH trình độ 3) trở lên.

3.Các lớp Sĩ quan Vận hành Boong, Máy:

  • Tốt nghiệp chuyên ngành Điều khiển tàu biển, Máy tàu biển trình độ Đại học, Cao đẳng hoặc Cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng;
  • Đã đảm nhận chức danh Thủy thủ trực ca, Thợ máy trực ca (OS) ít nhất 36 tháng. Nếu trình độ Đại học có thời gian đi biển được thể hiện trong “Sổ ghi nhận huấn luyện” ít nhất 12 tháng trong đó có 06 tháng đảm nhận chức danh Thủy thủ trực ca, Thợ máy trực ca (AB);
  • Có chứng chỉ Anh văn B (hoặc TAHH trình độ 2) trở lên.

 

III.TỔ CHỨC CÁC LỚP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐỂ DỰ HỌC SĨ QUAN QUẢN LÝ BOONG, MÁY

 

  • Thời gian học của khóa học là 660 tiết cho cả ngành Boong và Máy;
  • Đối tượng tuyển sinh là các học viên đã tốt nghiệp chuyên ngành Điều khiển tàu biển, Máy tàu biển trình Cao đẳng hoặc Cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng;
  • Có chứng chỉ Anh văn B (hoặc TAHH trình độ 2) trở lên.

 

IV.TỔ CHỨC CÁC LỚP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐỂ THI LẤY CHỨNG CHỈ HOA TIÊU HÀNG HẢI

 

1.Khóa đào tạo Hoa tiêu Cơ bản (dành cho các học viên sẽ làm việc tại các Công ty Hoa tiêu Hàng hải hoặc các Thuyền trưởng sẽ tự làm nhiệm vụ dẫn tàu như Hoa tiêu Hàng hải hạng Nhì và hạng Ba):

 

  • Thời gian học của khóa học là 325 tiết;
  • Đối tượng tuyển sinh là các học viên tốt nghiệp chuyên ngành Điều khiển tàu biển trình độ Đại học và đã đảm nhận chức danh Sỹ quan vận hành ít nhất 12 tháng. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành Điều khiển tàu biển trình độ Cao đẳng phải đã đảm nhận chức danh thuyền trưởng ít nhất 24 tháng;
  • Có chứng chỉ Anh văn B (hoặc TAHH trình độ 2) trở lên.

2.Khóa đào tạo hoa tiêu Nâng cao (dành cho các Hoa tiêu Hàng hải hạng Nhì trở lên):

  • Thời gian học của khóa học là 125 tiết;
  • Đối tượng tuyển sinh là các học viên tốt nghiệp chuyên ngành Điều khiển tàu biển trình độ Đại học và đã đảm nhận chức danh hoa tiêu hạng Nhì ít nhất 24 tháng hoặc có ít nhất 300 lượt dẫn tàu với cương vị Hoa tiêu hạng Nhì;
  • Có chứng chỉ Anh văn C (hoặc TAHH trình độ 3) trở lên.

 

V.TỔ CHỨC CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN THEO CÔNG ƯỚC STCW 78 sửa đổi 2010

1. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản:

      1.Kỹ thuật cứu sinh,;

      2.Phòng cháy;

      3.Chữa cháy;

      4.Sơ cứu y tế cơ bản;

      5.An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội.

2. Huấn luyện cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn:

  1. Quan sát và đồ giải Radar;
  2. Thiết bị đồ giải Radar tự động (ARPA);
  3. Hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu (GMDSS): hạng tổng quát (GOC);
  4. Chữa cháy nâng cao;
  5. Sơ cứu y tế;
  6. Chăm sóc y tế;
  7. Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn;
  8. Xuồng cứu nạn cao tốc;
  9. Nhận thức an ninh tàu biển;
  10. Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể;
  11. Sỹ quan an ninh tàu biển;
  12. Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng lái;
  13. Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng máy;
  14. Tiếng Anh hàng hải;
  15. Hệ thông thông tin và hiện thị Hải đồ điện tử (ECDIS);
  16. Quản lý an toàn tàu biển;
  17.  Vệ sinh an toàn thực phẩm;
  18. Khai thác vận hành hệ thống điện trên 1000 Volt (Điện áp cao - Hight Voltage);
  19. Kỹ năng lãnh đạo làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo quản lý (Leadership and team work skills, leadership and managerial skills).

3. Huấn luyện cấp chứng chỉ nghiệp vụ tàu đặc biệt:

1.Cơ bản tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng;

2.Nâng cao tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng;

3.Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;

4.Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành kháchtàu khách và tàu khách Ro-Ro;

5.Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;

6.Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro.

4. Huấn luyện cấp chứng chỉ  chuyên môn theo yêu cầu các Chủ tàu/Công ty:

  1. Xuồng tự phóng;
  2. Shiphandling;
  3. Nấu ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm;
  4. Các Chứng chỉ khác.

5.Chứng chỉ huấn luyện viên chính:

- Huấn luyện viên chính tại cơ sở đào tạo, huấn luyện hoặc trên tàu là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, được đào tạo về nghiệp vụ huấn luyện theo chương trình do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và được Cục Hàng hải Việt Nam cấp Chứng chỉ huấn luyện viên chính.

- Huấn luyện viên chính phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và chứng chỉ huấn luyện phù hợp với khoá học tương ứng; trường hợp trong khóa học có sử dụng mô phỏng thì phải có chứng chỉ phù hợp với chương trình mô phỏng mà mình giảng dạy;

Huấn luyện viên chính hoặc người có Chứng chỉ huấn luyện viên do nước ngoài cấp phù hợp với Công ước STCW 1978 sửa đổi 2010 mới được cử làm nhiệm vụ huấn luyện cho các khoá học tương ứng; huấn luyện thuyền viên, ghi sổ huấn luyện thực tập trên tàu biển.

VI.CÁC LỚP HỌC BỒI DƯỠNG KHÁC

 

1.Trái ngành Boong;

2.Trái ngành Máy;

3.Trái ngành Điện;

4.Thủy thủ trưởng;

5.Thợ cả tàu biển.

 

LƯU Ý: TẤT CẢ CÁC CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CƠ BẢN, NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN,  NGHIỆP VỤ TÀU ĐẶC BIỆT … CHỈ CÓ THỜI HẠNH 5 NĂM!

 

VII.TỔ CHỨC ĐỔI TẤT CẢ CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CƠ BẢN, CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ ĐẶC BIỆT, XÁC NHẬN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, HLNVĐB THEO CÔNG ƯỚC STCW 78 sửa đổi 2010 .

 

Thời gian mở lớp, đổi chứng chỉ… liên tục các ngày trong tuần.

Địa chỉ liên hệ: Trung tâm HLTV- Trường ĐHHHVN- 484 Lạch Tray, Tp. Hải Phòng, điện thoại: 0313728017; Fax : 031-3728017; E-Mail: thanhdktb@gmail.com.

(Liên hệ Mr. Việt: 0982. 887786)

 

 

HIỆU TRƯỞNG (đã ký)

 

 

 GS.TS. Lương Công Nhớ

 

 


Tin tức liên quan

Giới thiệu

Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên là đơn vị trực thuộc Trường ĐH Hàng Hải.

Được thành lập theo Quyết định số 308 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ngày 04 tháng 3 năm 1993.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được định biên bao gồm những cán bộ có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ hàng hải cũng như đào tạo và huấn luyện, có kinh nghiệm và nhiệt tình công tác, có thể luôn đáp ứng được những yêu cầu của thuyền viên, của các chủ tàu liên quan đến huấn luyện và nâng cao chất lượng thuyền viên.

Đăng ký học

Thực hiện thành công.

Tờ khai học viên

Lựa chọn khóa học (*):

(*) Trường dữ liệu bắt buộc phải nhập

Đang tải...