Chào mừng đến với website Trung tâm Huấn luyện Thuyền Viên

NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ SƠ CỨU BAN ĐẦU TRÊN TẦU BIỂN

Đăng lúc 14:50 PM ngày 12.01.2018 3855

Xử trí ban đầu trên tầu biển phải được tiến hành ngay sau khi xảy ra tai nạn trước khi được gửi tới một cơ sở y tế hay có kíp y tế chuyên nghiệp đến hỗ trợ.

I. Mục tiêu của xử trí ban đầu

  1. Ngăn ngừa bị chết hay tiếp tục bị thương tích
  2. Ngăn ngừa sốc
  3. Làm cho nạn nhân bớt đau.
    1. Trong một số trường hợp như chảy máu nặng hay ngạt thở, cần phải xử trí ngay nếu như nạn nhân còn sống, từng giây phút một hết sức quý báu quyết định sự sống chết của nạn nhân.
    2. Có những tai nạn có thể cấp cứu sau một vài phút để có thể triệu tập những người chuyên trách về sơ cứu cũng như phương tiện cấp cứu cần thiết để việc cấp cứu có hiệu quả hơn.
    3. Tất cả thuyền viên đều phải được học tập về sơ cứu, phải có những hiểu biết tối thiểu để sẵn sàng thực hiện các biện pháp khẩn cấp và quyết định trường hợp nào có thể trì hoãn đợi người thông thạo về sơ cứu đến trợ giúp.
    4. Người nào không được huấn luyện tốt thì phải biết những hạn chế của mình. Các quy trình và cứu trợ vượt khả năng của người cứu trợ không được mang ra làm thử vì sẽ gây tai hại nhiều hơn là có lợi.

II. Các ưu tiên xử trí ban đầu

Trước một nạn nhân cần:

  1. Nghĩ ngay tới sự an toàn của chính mình, không để tự biến mình thành một nạn nhân nữa.
  2. Nếu cần thì chuyển người bị nạn khỏi nơi và tác nhân gây tai nạn hoặc rời tác nhân gây tai nạn ra xa nạn nhân.
  3. Nếu chỉ có một nạn nhân bị bất tỉnh hoặc đang chảy máu thì sơ cứu ngay lập tức nạn nhân này, sau đó gọi người khác tới hỗ trợ.
  4. Trường hợp có nhiều nạn nhân bị bất tỉnh và chảy máu thì cho gọi người tới hỗ trợ, sau đó sơ cứu khẩn cấp cho nạn nhân nào nặng nhất theo thứ tự ưu tiên sau:

-Ngừng thở, ngừng tim

  • Chảy máu nặng
  • Bất tỉnh
  • Bỏng nặng
    1. Nếu nạn nhân ở một chỗ chật và kín thì không nên vào đấy trừ khi bạn là một nhân viên cứu trợ được huấn luyện đầy đủ trong một đội cứu trợ hoạt động dưới sự chỉ đạo chặt chẽ: Phải cho gọi người tới hỗ trợ và báo cáo với thuyền trưởng.
    2. Nếu không khí ở nơi xẩy ra tai nạn là độc hại:
  •  Đội cứu trợ vào nơi này phải mang máy thở và cũng phải mang theo máy thở để đeo cho nạn nhân càng sớm càng tốt,
  • Nạn nhân phải được mau chóng chuyển ra vùng an toàn gần đó trừ khi thương tổn đòi hỏi phải có một vài sự chăm sóc quan trọng trước khi được di chuyển.

III. Những nguyên tắc tổng quát về sơ cứu trên biển:

  1. Phải tiến hành sơ  cứu ngay lập tức để:
  • Khôi phục thở và làm cho tim đập trở lại.
  • Làm ngừng chảy máu.
  • Loại bỏ các chất độc.
  • Đề phòng các tổn thương tiếp theo cho nạn nhân ( ví dụ chuyển nạn nhân ra khỏi phòng có Carbon monoxyd hay khói ).
  • Cần phải nhanh chóng ước lượng tính chất của tổn thương và ảnh hưởng của nó.
    1. Phân công cho những người xung quanh mỗi người một việc
    2. Đề phòng và chống sốc.
    3. Nếu nghi ngờ có tổn thương ở cổ và cột sống thì không được di chuyển nạn nhân
  • các trường hợp có gãy xương chỉ được di chuyển khi đã đặt nẹp,
  • không được thử xem một xương có bị gãy hay không.
  1. Vết thương và bỏng phải được băng để đề phòng nhiễm trùng.
  2. Phòng và chống hạ thân nhiệt, say nắng, say nóng.
  3. Không cho nạn nhân uống rượu
  4. Khi các biện pháp thiết yếu đảm bảo cuộc sống cho nạn nhân đã được thực hiện sẽ tiến hành khám xét một cách đầy đủ để đánh giá các tổn thương khác.
  5. Không bao giờ được đánh giá thấp và coi nhẹ các tổn thương sau đây:
    • Nạn nhân bất tỉnh
    • Nghi có chảy máu trong
    • Các vết thương do đâm, chọc thủng da
    • Vết thương gần các khớp
    • Khả năng gãy xương
    • Thương tổn ở mắt
  1.  Không bao giờ được coi một người nào đã chết cho tới khi bạn và các người

      khác đều xác nhận là:

  • Không sờ thấy mạch ( cổ, bẹn, cổ tay ),
  • Hoặc không nghe thấy tiếng tim đập ( ghé tai vào ngực nghe trực tiếp ).
  • Đã ngừng thở ( ghé tai vào mũi nạn nhân ).
  • Đồng tử hai mắt giãn cố định trên 15 phút.
  • Thân thể lạnh, da tím tái hoặc trắng bệch.  

Tin tức liên quan

Giới thiệu

Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên là đơn vị trực thuộc Trường ĐH Hàng Hải.

Được thành lập theo Quyết định số 308 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ngày 04 tháng 3 năm 1993.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được định biên bao gồm những cán bộ có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ hàng hải cũng như đào tạo và huấn luyện, có kinh nghiệm và nhiệt tình công tác, có thể luôn đáp ứng được những yêu cầu của thuyền viên, của các chủ tàu liên quan đến huấn luyện và nâng cao chất lượng thuyền viên.

Đăng ký học

Thực hiện thành công.

Tờ khai học viên

Lựa chọn khóa học (*):

(*) Trường dữ liệu bắt buộc phải nhập

Đang tải...