Chào mừng đến với website Trung tâm Huấn luyện Thuyền Viên

LOADLINE

Đăng lúc 10:12 AM ngày 15.12.2017 8443

Từ ngày 03/03/1966 đến ngày 05/04//1966, hội nghị quốc tế về đường nước chuyên chở 1966 đã được IMO (lúc đó có tên là IMCO) tổ chức tại Luân Đôn, với sự tham dự của đại diện 52 quốc gia chính thức và 8 quốc gia quan sát viên. Công ước LOADLINE 66 đã được thông qua ngày 05/04/1966. Công ước này có hiệu lực từ ngày 21/07/1968. Ngày có hiệu lực với Việt Nam 18/3/1991.

Cơ sở của các yêu cầu kỹ thuật của Công ước:

Cơ sở để xem xét đưa ra các yêu cầu kỹ thuật của Công ước Loadline 66 là:

- Khả năng ngăn không cho nước xâm nhập vào trong tàu qua các lỗ hở.

- Chiều cao của mũi tàu để tránh cho sóng đánh lên boong tàu.

- Lượng lực nổi đầy đủ ở mọi trạng thái khai thác của tàu.

- Bảo vệ an toàn thuyền viên trên tàu.

- Đảm bảo đầy đủ ổn định và khả năng chống chìm cho tàu, kể cả ổn định trong trường hợp tàu bị tai nạn.

- Đảm bảo đầy đủ sức bền thân tàu.

- Mạn khô ấn định cho tàu phải phù hợp với điều kiện thời tiết theo các vùng khác nhau ở các mùa khác nhau.

+ Phụ lục III: Mẫu giấy chứng nhận mạn khô  và giấy chứng nhận miễn giảm mạn khô.

Nội dung chính của Công ước LOADLINE 66:

Công ước Loadline 66, gồm có hai thành phần chính:

- Phần 1 : Bao gồm các điều khoản của Công ước, gồm có 34 điều khoản.

- Phần 2: Bao gồm 3 phụ lục:

 + Phụ luc I: Các qui định để xác định mạn khô cho tàu biển, gồm 45 qui định.

+ Phụ lục II: Các khu vực, vùng và thời gian theo mùa, gồm 7 qui định.

Phạm vi áp dụng của Công ước:

Công ước được áp dụng cho tất cả các tàu hoạt động tuyến quốc tế, ngoại trừ:

- Tàu chiến.

- Tàu mới dài dưới 24m.

- Tàu hiện có tổng dung tích dưới 150.

-Thuyền buồm giải trí không tham gia hoạt động thương mại.

- Tàu cá.

Điều kiện để ấn định mạn khô cho tàu:

Tàu muốn được ấn định mạn khô theo qui định của Công ước LOADLINE 66, thì phải thoả mãn các điều kiện sau:

1. Độ bền thân tàu, ổn định và khả năng chống chìm phải thoả mãn các yêu cầu của Chính quyền hành chính và các qui định của càc Công ước khác.

2. Trên tàu phải có thông báo ổn định cho thuyền trưởng và hướng dẫn phân bố tải trọng (loading manual) nhằm mục đích cho thuyền trưởng có thể đảm bảo ổn định và sức bền cho tàu.

3. Kết cấu, kích thước và cách bố trí của các hạng mục sau phải thoả mãn các yêu cầu tương ứng của Công ước:

- Các vách đầu và cuối của thượng tầng.

- Các cửa ra vào các thượng tầng kín và lầu.

- Các lỗ người chui và các lỗ tương tự khác trên boong mạn khô, boong thượng tầng.

- Các cửa làm hàng trên thân tàu.

- Các cửa sổ trên thân tàu và thượng tầng.

-Các ống thông hơi, thông gió.

- Các ống nhận nước, thoát nước và thải nước.

- Mạn chắn sóng, cửa thoát nước trên mạn chắn sóng, lan can, dây bám, các lối đi trên boong và dưới boong.

- Thành quây hầm máy.

Ấn định mạn khô cho tàu:

Tàu thoả mãn các điều kiện sẽ được tính toán và ấn định mạn khô theo các điều khoản của Công ước LOADLINE 66. Trình tự thực hiện như sau:

1. Trước hết căn cứ vào chiều dài và kiểu tàu, người tính mạn khô tìm được trị số mạn khô cơ sở theo các bảng tương ứng nêu trong Chương III của Công ước.

Kiểu tàu theo Công ước gồm 2 loại:

- Tàu kiểu A: là tàu dùng để chở xô chất lỏng ( tàu chở dầu, chở nước, chở hoá chất lỏng,v.v...

- Tàu biển B: Không phải là tàu kiểu A.

2. Hiệu chỉnh mạn khô cơ sở theo các yếu tố dưới đây để tìm được mạn khô nhỏ nhất theo qui định cho tàu:

- Chiều dài tàu.

- Hệ số béo thể tích.

- Chiều dài và chiều cao thượng tầng.

- Độ cong dọc boong.

- Vị trí của đường boong tàu.

- Chiều cao mũi tàu.

- Vùng hoạt động của tàu theo khu vực địa lý và theo mùa.

3. Ấn định mạn khô cho tàu: các trị số mạn khô ấn định cho tàu ( để ghi vào giấy chứng nhận mạn khô và đánh dấu lên thân tàu) phải lớn hơn hoặc bằng trị số mạn khô nhỏ nhất theo qui định tính được ở mục .2).

Đánh dấu mạn khô lên thân tàu:

Dấu hiệu mạn khô, các đường nước chở hàng ấn định và đường boong phải được đánh dấu tại giữa chiều dài theo sơ đồ dưới đây.

Các tàu chở gỗ có thêm dấu các đường nước chở hàng gỗ. Các tàu chở khách có thêm dấu các đường nước phân khoang.

Mạn khô của tàu chở gỗ:

Đối với các tàu chở gỗ trên boong, lượng hàng gỗ sắp xếp trên mặt boong sẽ tạo thêm cho tàu một lượng dự trữ lực nổi bổ sung và làm tăng mức độ an toàn của tàu. Do vậy mạn khô của tàu chở gỗ có thể được giảm đi một lượng nhất định theo qui định của Công ước.

Tuy nhiên để có thể giảm được mạn khô như nêu trên thì kết cấu của tàu, các trang thiết bị để chằng buộc hàng gỗ trên boong và cách bố trí hàng gỗ phải thoả mãn các yêu cầu tương ứng của Công ước.

 

 

   

Phân vùng hoạt động của tàu theo vùng, khu vực và thời kỳ theo mùa.

Các vùng, khu vực và thời kỳ hoạt động theo mùa của tàu được phân theo các vùng địa lý, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thời gian trong năm của các khu vực, bao gồm: vùng mùa hè, vùng nhiệt đới, vùng mùa đông và vùng mùa đông Bắc Đại Tây Dương. Vùng nhiệt đới yêu cầu mạn khô nhỏ nhất và vùng mùa đông Bắc Đại Tây Dương yêu cầu mạn khô lớn nhất.

Vùng mùa hè: là vùng biển có không quá 10% gió cấp 8 Beaufort (34 kts) hoặc lớn hơn.

Vùng nhiệt đới: là vùng biển không có quá 1% gió cấp 8 Beaufort (34 Kts) hoặc lớn hơn. Trong vòng 10 năm, mỗi tháng dương lịch, không có quá 1 cơn bão nhiệt đới xuất hiện trên một khu vực địa lý rộng 5 độ vuông.

Vùng biển Việt Nam chỉ gồm có hai vùng là vùng mùa hè và vùng nhiệt đới: Do đó các tàu hoạt động trong vùng biển Việt Nam chỉ được ấn định hai mạn khô là: mạn khô mùa hè và mạn khô nhiệt đới. Vùng nhiệt đới của biển Việt Nam được xác định từ 10 độ vĩ Bắc ( tương đương với vị trí của thành phố Hồ Chí Minh) trở xuống dưới. Vùng từ 10 độ vĩ Bắc trở lên trên thì từ ngày 21 tháng 01 đến ngày 30 tháng 04 hàng năm được tính là vùng nhiệt đới, còn từ ngày 01 tháng 05 đến ngày 20 tháng 01 năm sau được tính là vùng mùa hè.

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận:

 Chính quyền Hàng hải của quốc gia tàu treo cờ chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận theo qui định của Công ước LOADLINE 66. Tuy nhiện Chính quyền Hàng hải có thể uỷ quyền cho các cơ quan hoặc cá nhân thực hiện công việc này. Mặc dù vậy, Chính quyền Hàng hải vẫn phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hoàn thiện của việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận.

Kiểm tra:

Tàu phải thực hiện các loại hình kiểm tra sau đây theo qui định của Công ước:

- Kiểm tra lần đầu: thực hiện trước khi đưa tàu vào hoạt động.

- Kiểm tra cấp mới: thực hiện trong khoản thời gian không quá 5 năm.

- Kiểm tra hàng năm: Thực hiện hàng năm trong khoảng thời gian ± 3 tháng so với ngày hết hạn ( anniversary date) ghi trong giấy chứng nhận mạn khô.

Cấp giấy chứng nhận:

- Sau khi hàng thành kiểm tra lần đầu hoặc cấp mới, tàu được cấp Giấy chứng nhận tại các đợt kiểm tra hàng năm.

- Nếu Chính quyền Hàng hải đồng ý miễn giảm yêu cầu nào đó của Công ước thì tàu đựơc cấp giấy chứng nhận miễn giảm mạn khô quốc tế với thời hạn hiệu lực bằng với thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận mạn khô hiện có trên tàu.

Bản tiếng anh đầy đủ có thể tải theo link sau: Loadline 66


Tin tức liên quan

Giới thiệu

Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên là đơn vị trực thuộc Trường ĐH Hàng Hải.

Được thành lập theo Quyết định số 308 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ngày 04 tháng 3 năm 1993.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được định biên bao gồm những cán bộ có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ hàng hải cũng như đào tạo và huấn luyện, có kinh nghiệm và nhiệt tình công tác, có thể luôn đáp ứng được những yêu cầu của thuyền viên, của các chủ tàu liên quan đến huấn luyện và nâng cao chất lượng thuyền viên.

Đăng ký học

Thực hiện thành công.

Tờ khai học viên

Lựa chọn khóa học (*):

(*) Trường dữ liệu bắt buộc phải nhập

Đang tải...